Bản tin thị trường hàng hóa

Giá dầu có thể tiếp tục giảm nếu dữ liệu sản xuất của châu Âu tiêu cực

Các tác động vĩ mô đang cho thấy xu hướng lấn át các thông tin cung cầu đối với diễn biến của giá dầu. Vào ngày hôm qua, hàng loạt các Ngân hàng Trung ương tại khu vực châu Âu đồng loạt mạnh tay tăng lãi suất, và dư địa tăng lãi vẫn còn.

Anh, Na Uy, đồng loạt tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản. Thuỵ Sỹ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản. Thậm chí, câu chuyện lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỹ gần 40% đã khiến quốc gia này tăng lãi suất từ 8,5% đến 15% trong ngày hôm qua. Sức khoẻ nền kinh tế châu Âu bị đe doạ cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới triển vọng tiêu thụ dầu thô và gây sức ép tới giá.

Dữ liệu mới nhất vào chiều nay cho thấy hoạt động sản xuất tại khu vực châu Âu tiếp tục ở mức tiêu cực, có thể làm gia tăng sức ép tới giá dầu. Chỉ số quản trị mua hàng PMI sản xuất của Đức đã đạt mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua khi chỉ đạt 41 điểm trong tháng 6, thấp hơn kỳ vọng của thị trường ở mức 43,5 điểm.

Trước đó, Đức đã có 2 quý tăng trưởng âm, chỉ dẫn cho 1 cuộc suy thoái về kỹ thuật. Nền kinh tế hàng đầu châu Âu kém sắc nhiều khả năng cũng sẽ khiến PMI của châu Âu trong tháng 6 tiêu cực hơn dự kiến.

Tối nay, Mỹ cũng sẽ cung cấp dữ liệu thông cáo về PMI trong tháng 6. Trong tháng 4 và 5, con số này đều thấp hơn kỳ vọng. Trong trường hợp dữ liệu tiếp tục tiêu cực hơn dự kiến, giá dầu sẽ còn đối diện với sức ép bán.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)